Băng tải được hiểu một cách đơn giản là một thiết bị vận chuyển các đồ vật nhẹ như thùng carton, hộp giấy, túi, … và vận chuyển một lượng lớn vật nặng như thực phẩm, các linh kiện điện tử,… từ nơi này đến nơi khác, từ điểm A đến điểm B.
Băng tải là một sự sáng tạo đặc biệt mang tính ứng dụng rất cao. Thay vì vận chuyển bằng sức người vừa tốn thời gian lại vừa tốn kém chi phí nhân công lại tạo khung cảnh lộn xộn cho nơi làm việc. Hiểu được điều đó, nên hiện nay băng tải đang được ứng dụng rất nhiều trong đời sống công nghiệp hiện đại. Ứng dụng công nghệ băng tải vào sản xuất đã giúp tiết kiệm được rất nhiều thời, công sức, tiền của cho nhà sản xuất.
Nguồn động lực chính của băng tải, tạo ra chuyển động chính là động cơ, nói như vậy tức là không ngoại trừ những loại băng tải thủ công có nguồn động lực là sức người hoặc sức kéo của động vật. Động cơ được kết nối với một trục quay gọi là con lăn (rulo) chủ động thông qua hộp số, dây curoa,... Cuối băng tải còn có một con lăn quay nữa gọi là con lăn bị động. Hai con lăn chủ động và con lăn bị động bố trí ở hai đầu kéo căng bản băng tải (thường là bản cao su hoặc là PU). Toàn bộ băng tải được đặt trên phần khung băng tải, nâng đỡ, cố định các thiết bị.
Các bộ phận khác cũng không thể thiếu đối với các băng tải ngày nay là các dây điện cấp nguồn cho động cơ, hệ thống điều khiển băng tải đảm nhiệm chức năng điều khiển tự động hóa như PLC, biến tần, cảm biến, rơ-le, công tắc, contactor,...
Một số bộ phận khác như các thanh gạt làm sạch băng, rulo hiệu chỉnh độ căng, trùng của băng tải...
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hệ thống băng chuyền được ứng dụng phổ biến hơn trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, thi công của doanh nghiệp lớn và nhỏ.